BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                 Số: 739  /TB-HVN                        Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2018

 

THÔNG BÁO

GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - EURÉKA

LẦN XX NĂM 2018

 

Thực hiện theo Kế hoạch liên tịch số 22 -KHLT/ĐTN - ĐHQG, ngày 13/07 /2018 của Thành đoàn - Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 20 năm và Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học - Euréka lần thứ XX năm 2018. Ban Khoa học và Công nghệ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam thông báo thể lệ giải thưởng như sau:

I.ĐỐI TƯỢNG, SỐ LƯỢNG THAM GIA

Sinh viên hiện đang học tập tại các trường cao đẳng, đại học và học viện trên toàn quốc đều có quyền đăng ký tham gia, theo 2 hình thức sau: cá nhân hoặc tập thể (mỗi tập thể không quá 5 sinh viên), mỗi cá nhân hoặc tập thể có thể đăng ký tham gia 1 hoặc nhiều công trình.

Hình thức đăng ký:

- Các cá nhân đang theo học bậc đại học, cao đẳng đăng ký tham gia theo đơn vị trường, viện nghiên cứu nếu công trình tham gia thuộc quản lý của tổ chức tương ứng.

- Các cá nhân thực hiện công trình nghiên cứu khoa học từ nguồn quỹ công ty, tập đoàn nghiên cứu sản xuất hay sinh viên các tổ chức quốc tế, phi chính phủ thực hiện đề tài tại Việt Nam có thể nộp trực tiếp về ban tổ chức (có xác nhận của tổ chức quản lý tương ứng).                                                                                                                                                                   

 

II.  NỘI DUNG   

            - Giải thưởng dành cho những đề tài/công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên.

- Yêu cầu: Công trình gửi tham gia dự thi phải có tính mới, tính sáng tạo, có khả năng ứng dụng cao và đảm bảo tính khoa học.

 

III. LĨNH VỰC, CHUYÊN NGÀNH ĐĂNG KÝ (Bao gồm):

 

STT

TÊN LĨNH VỰC

CHUYÊN NGÀNH

1

Lĩnh vực Công nghệ Hóa - Dược

- Hóa học

- Công nghệ hóa học

- Vật liệu mới - Công nghệ Nano

- Dược liệu

2

Lĩnh vực Công nghệ Thực phẩm

- Công nghệ chế biến thực phẩm, đồ uống

- Công nghệ sau thu hoạch

- Công nghệ lên men

- Khoa học thực phẩm - Dinh dưỡng

3

Lĩnh vực Công nghệ thông tin

- Toán tin học

- Công nghệ phần mềm

- Điện tử viễn thông

- Mạng máy tính truyền thông

- Trí tuệ nhân tạo

4

Lĩnh vực Công nghệ Sinh - Y sinh

- Sinh học

- Công nghệ Sinh học

- Y học

- Y tế công cộng

5

Lĩnh vực Giáo dục

- Giáo dục học

- Quản lý giáo dục

- Tâm lý giáo dục

- Giáo dục thể chất - kỹ năng

- Giáo dục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

6

Lĩnh vực Hành chính - Pháp lý

- Cải cách hành chính

- Quản lý công

- Luật Dân sự

- Luật Hình sự

- Luật Kinh tế

- Luật Hành chính

- Luật Quốc tế

7

Lĩnh vực Kinh tế

- Tài chính, ngân hàng, chứng khoán, kế toán - kiểm toán, bảo hiểm - tín dụng

-Thương mại - quản trị kinh doanh và du lịch- marketing

- Kinh tế học - kinh tế phát triển - kinh tế chính trị

8

Lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ

- Vật lý

- Điện, điện tử

- Cơ khí, tự động hóa

- Kỹ thuật nhiệt

- Kỹ thuật công nghệ

9

Lĩnh vực Nông lâm ngư nghiệp

- Nông nghiệp

- Lâm nghiệp

- Ngư nghiệp

10

Lĩnh vực Quy hoạch, Kiến trúc và Xây dựng

- Quy hoạch

- Kiến trúc

- Xây dựng

11

Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

- Khoa học trái đất

- Tài nguyên

- Môi trường

- Công nghệ môi trường

- Kỹ thuật môi trường

12

Lĩnh vực Xã hội và Nhân văn

- Xuất bản, Báo chí

- Lịch sử

- Địa lý

- Văn học

- Ngôn ngữ học

- Xã hội học - Triết học

- Khu vực học

- Văn hóa - nghệ thuật

 

 

IV.  MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ĐỂ NGHIÊN CỨU (tham khảo)

- Ban tổ chức khuyến khích nghiên cứu các vấn đề cơ bản về biển Đông và phát triển kinh tế biển; nghiên cứu dự báo các nguồn lợi biển, phục vụ xây dựng các công trình trên biển và khai thác tổng hợp các nguồn lợi từ biển, phát triển bền vững kinh tế biển, các kỹ thuật quân sự đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động công tác Đoàn - Hội - Đội và phong trào thanh thiếu nhi.

- Khuyến khích các đề tài nghiên cứu hưởng ứng các chương trình đột phá của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trên toàn quốc, khuyến khích thực hiện các công trình theo định hướng phát triển địa phương bền vững.

- Khuyến khích thực hiện các công trình nghiên cứu thuộc 05 chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 được phê duyệt bởi Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Khuyến khích các công trình nghiên cứu có khả năng triển khai khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

V: CÁC TIÊU CHUẨN ĐỂ ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Hội đồng khoa học đánh giá các đề tài, công trình dự thi vòng bán kết theo thang điểm 100 với các tiêu chí đánh giá như sau:

1. Mục đích, ý nghĩa và tính sáng tạo của đề tài, công trình nghiên cứu (tổng cộng 30 điểm), bao gồm:

- Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu rõ ràng, cụ thể (thang điểm 10).

- Giới thiệu được những tính sáng tạo, tính mới của vấn đề nghiên cứu trong cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề (thang điểm 20).

2. Nội dung chuyên môn và phương pháp nghiên cứu (tổng cộng 50 điểm), bao gồm:

- Nội dung nghiên cứu phù hợp, phương pháp và kết quả nghiên cứu được xác định (thang điểm 30).

- Khả năng ứng dụng của đề tài, công trình nghiên cứu, có khả năng mở rộng nghiên cứu theo nhiều hướng, tạo tiền đề cho một hướng nghiên cứu mới (thang điểm 10).

- Có những giải pháp, kiến nghị, đề xuất có giá trị (thang điểm 10).

3. Hình thức trình bày (tổng cộng 20 điểm), bao gồm:

- Hình thức trình bày đề tài khoa học, rõ ràng, có biểu mẫu, hình minh họa (thang điểm 10)

- Có trích dẫn cụ thể các nguồn tài liệu tham khảo (thang điểm 10).

Sau khi có kết quả vòng bán kết, các đề tài được chọn vào vòng chung kết sẽ được tham khảo những nhận xét của Hội đồng khoa học vòng bán kết để điều chỉnh trước khi bảo vệ đề tài vòng chung kết.                 

VI: BỐ CỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

            1. Đặt vấn đề: nêu lên sự cần thiết của đề tài, lý do chọn đề tài.

            2. Tổng quan tài liệu: tổng quan tóm lược đề tài, nêu những giải pháp khoa học đã được giải quyết ở trong và ngoài nước, những vấn đề tồn tại cần được tiếp tục nghiên cứu và phương án giải quyết của tác giả (nhóm tác giả).  

3. Mục tiêu - Phương pháp: mục tiêu của công trình, phương pháp nghiên cứu.

            4. Kết quả - Thảo luận: nội dung - kết quả nghiên cứu đạt được.

            5. Kết luận - Đề nghị: nêu lên kết luận, ý nghĩa khoa học, hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, qui mô và phạm vi áp dụng, đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.

            6. Tài liệu tham khảo, phụ lục; danh mục các công trình trước đây của tác giả (nếu có).

VII. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY

1. Nội dung công trình được đánh máy trên giấy A4 (210 x 297 mm), khuyến khích in 2 mặt, phông chữ Unicode, kiểu chữ Time New Roman, cỡ chữ 13, đánh số thứ tự trang ở chính giữa trang, vị trí ở phía trên đầu mỗi trang.

2. Các phần, mục, tiểu mục phải được đánh số thứ tự rõ ràng theo một kiểu thống nhất: 1.; 1.1.; 1.1.1...

3. Các công thức cần viết rõ ràng, dùng các ký hiệu thông thường, các ký hiệu phải có chú thích rõ ràng. Bảng vẽ, biểu đồ, sơ đồ minh họa... phải được đánh số thứ tự kèm theo chú thích.

4. Tên tác giả nước ngoài nêu trong công trình phải viết theo đúng tiếng nước đó hoặc theo cách phiên âm hệ chữ latinh (căn cứ vào tài liệu tham khảo).

5. Không viết tên tác giả, tên trường, tên giảng viên hướng dẫn; không viết lời cám ơn, không được dùng các ký hiệu riêng, gạch dưới các câu trong toàn bộ công trình và không được ký tên. Mục đích nhằm thể hiện tính khách quan, đảm bảo công bằng khi chấm điểm và đánh giá.

6. Trang bìa của công trình phải được đóng bằng giấy bìa, màu xanh nước biển, gáy dán keo màu xanh dương đậm (không dùng gáy lò xo).

                        7. Phần công trình:

            - Tóm tắt công trình (bắt đầu từ trang thứ nhất) tối đa 1 mặt giấy A4.

            - Nội dung công trình (trình bày từ trang kế tiếp).

Lưu ý: công trình phải được trình bày hoàn toàn bằng tiếng Việt, nếu công trình được viết bằng tiếng nước ngoài cần có bản dịch bằng tiếng Việt kèm theo. Ban tổ chức sẽ không nhận các công trình chỉ được trình bày bằng tiếng nước ngoài.

VIII. HỒ SƠ THAM DỰ

Hồ sơ tham dự gồm:

1. Phiếu đăng ký công trình tham dự Giải thưởng của tác giả hay nhóm tác giả công trình (1 bản theo mẫu M1, có dán hình 3x4).

2. Bản sao Chứng minh nhân dân (CMND) không cần công chứng của tác giả, nhóm tác giả (nếu là nhóm tác giả, photo CMND của tất cả thành viên trong nhóm).

3. Mỗi tác giả hoặc nhóm tác giả dự thi nộp về Ban tổ chức Giải thưởng 02 quyển đề tài công trình nghiên cứu tại vòng bán kết.

4. Đoàn trường hoặc Phòng Quản lý khoa học nhà trường gửi bảng tổng hợp danh mục các đề tài của trường tham gia Giải thưởng. Danh sách này đơn vị tải về từ website đăng ký trực tuyến tại địa chỉ www.khoahoctre.com.vn, sau đó in ra và đóng dấu xác nhận.

Hồ sơ tham gia xét giải gửi về Ban Khoa học và Công nghệ trước ngày 25/8/2018 để Ban khoa học và Công nghê đăng ký thông tin trực tuyến tham dự cho các thí sinh của Học viện.

Chi tiết xin liên hệ: Đ/C Vũ Thị Xuân Bình - Ban Khoa học và Công nghệ

Email: vtbinh@vnua.edu.vn;

ĐT: 04.62617757                                                                

                                                                                                  KT.GIÁM ĐỐC

Nơi nhận :                                                                               PHÓ GIÁM ĐỐC

 - Như trên;                                                                                        (Đã ký)

 - Lưu KHCN, VT, (VTXB 16).                                                                                                                                                     

                                                                                                 Phạm Văn Cường