Trên 10 năm kinh nghiệm đào tạo chuyên ngành Bệnh học thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong những trường đào tạo ra đội ngũ kỹ sư chất lượng cao, chuyên sâu về Bệnh học thủy sản.

Đào tạo kỹ sư ngành Bệnh học thủy sản - 1

Hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội đối với kỹ sư ngành Bệnh học Thủy sản rất lớn, trong khi nguồn cung cấp hiện nay chưa đáp ứng đủ. Do vậy, từ năm 2019, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã nâng cấp thành Ngành Bệnh học Thủy sản.

Là một trong những đơn vị đào tạo hàng đầu trên cả nước về đào tạo kỹ sư Bệnh học thủy sản, Học viện Nông nghiệp có trên 10 năm kinh nghiệm giảng dạy, có đội ngũ cán bộ giảng viên giảng dạy là phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ dày dạn kinh nghiệm, được đào tạo ở các nước có nền khoa học phát triển như Úc, New Zealand, Nhật Bản, Anh, Bỉ, Đức.

Đào tạo kỹ sư ngành Bệnh học thủy sản - 2

Trong thời gian 4 năm học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ đào tạo đội ngũ kỹ sư có chuyên môn sâu, chất lượng cao về bệnh học thủy sản, các kỹ sư ra trường có chuyên môn sâu về bệnh thủy sản; các kỹ năng chẩn đoán, phòng và trị bệnh thủy sản; Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, xây dựng các chương trình, giải pháp quản lý sức khỏe động vật thủy sản, từ đó đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Bên cạnh đó, Khoa Thủy sản của Học viện Nông nghiệp Việt Nam được trang bị các phòng thí nghiệm hiện đại, nhà sinh sản nhân tạo, ương nuôi, ao phục vụ sản xuất giống, nuôi thương phẩm, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên.

Nhờ đó, sinh viên ngành Bệnh học Thủy sản học tại Học viện có cơ hội tiếp xúc với những kiến thức sản xuất thực tế, tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật và hình thức nuôi trồng thủy sản mới trong và ngoài nước.

Đào tạo kỹ sư ngành Bệnh học thủy sản - 3

Không chỉ vậy, sinh viên ngành Bệnh học thủy sản sẽ được tham gia các hoạt động ngoại khóa, có cơ hội vừa học vừa đi thực tế ở các trang trại, doanh nghiệp, tham gia CLB chuyên ngành thủy sản, các dự án khởi nghiệp thủy sản… Sinh viên còn được trau dồi kỹ năng nghề nghiệp thông qua các hoạt động rèn nghề, thưc tập giáo trình và thực tập nghề nghiệp, tham gia các nhóm nghiên cứu khoa học và nhóm phát triển kỹ năng mềm.

Với nhiều cơ hội rộng mở trong và ngoài nước, sinh viên ngành Bệnh học thủy sản sau khi ra trường có thể công tác tại các vị trí ở cá cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật, nghiên cứu, cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lý, thị trường, hay các nhà tư vấn khoa học kỹ thuật.

Đào tạo kỹ sư ngành Bệnh học thủy sản - 4

Bên cạnh đó, sau tốt nghiệp sinh viên còn có kinh nghiệm tự mình đứng ra làm chủ trang trại hoặc mở các cửa hàng về thức ăn thủy sản, thuốc thủy sản để vừa tư vấn phòng trị bệnh và vừa kinh doanh để phát triển kinh tế.

Hiện nay nhiều cựu sinh viên của Học viện học ngành Bệnh học thủy sản đang đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Một trong những cơ hội mở ra cho sinh viên học ngành Bệnh học Thủy sản là có cơ hội được đi trao đổi, học tập tại nước ngoài như Irasel, Thái Lan, Trung Quốc.

Ngoài ra, sinh viên sau tốt nghiệp có thể tiếp tục theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sỹ và các khóa học chuyên sâu trong và ngoài nước liên quan đến thủy sản, chăn nuôi, thú y, công nghệ sinh học.

                                                                                                                               Khoa Thủy sản sưu tầm từ báo Dân Trí