Bệnh gan trên tôm luôn trở thành nỗi lo thường trực đối với các hộ dân, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất mùa vụ.

Nhiều hệ lụy khi tôm mắc phải bệnh gan

Hiện nay, mô hình nuôi tôm công nghiệp ngày càng được nhân rộng, thế nhưng nỗi lo về dịch bệnh trên tôm luôn được quan tâm hàng đầu, bởi chi phí đầu tư cho mỗi vụ tôm là rất lớn, nếu tôm bị bệnh sẽ đẩy khả năng thất bại của vụ tôm lên cao. Đặc biệt, các bệnh về gan tôm, nhiều năm qua vẫn hiện diện ở các tỉnh thành, gây thất thoát lớn cho nhiều hộ nuôi.

Theo số liệu thống kê của Cục thú y, năm 2020 tổng diện tích bị nhiễm bệnh gan tụy lên đến 2.754,06 ha, xảy ra trên gần 20 tỉnh thành nuôi tôm trên cả nước. Hiện tại, trên thị trường có một số ít giải pháp để điều trị bệnh gan trên tôm hiệu quả, nhưng không phải ai cũng may mắn thành công với giải pháp mình đưa ra.

 

Ao nuôi tôm có hiện tượng gan vàng, tấp bờ.

Tôm mắc phải bệnh gan nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vụ nuôi. Đáng lo ngại, tình trạng nhiễm bệnh gan chủ yếu diễn ra trong giai đoạn tôm từ 15-30 ngày tuổi, lúc này tôm còn nhỏ, sức đề kháng yếu rất dễ gây thiệt hại nếu không điều trị kịp thời, gây thua lỗ nặng nề cho người nông dân.

Gắn bó với nghề tôm đã lâu, anh Lê Hoàng Thắng (trú tại xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải (Bạc Liêu) khi mới vào nghề với 2 ao nuôi giờ đây anh đã phát triển mô hình trên 4 ao nuôi tôm công nghiệp lót bạt, mỗi năm thu về tiền tỷ trong tay. Theo anh Thắng, bệnh gan rất khó để phòng tránh tuyệt đối nhưng mọi người vẫn nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì một khi nhiễm bệnh rồi, ít nhiều cũng gây thiệt hại.

“Những năm đầu triển khai mô hình nuôi tôm công nghiệp, do thiếu kinh nghiệm tôi thả nuôi với mật độ dày nên tôm thường xuyên bị bệnh gan, mùa vụ mất trắng, thua lỗ nặng nề”, anh Thắng chia sẻ. 

Qua 2 năm nuôi tôm không được thành công, anh Thắng quyết định tìm hiểu thêm kinh nghiệm ở những mô hình nuôi tôm thành công. Đặc biệt, anh được bạn bè giới thiệu về các sản phẩm thảo dược của Trường Sinh Group ứng dụng vào xử lý môi trường và phòng bệnh gan ruột cho tôm.

Nhờ được hỗ trợ tận tình từ các cán bộ kĩ thuật và hỗ trợ trực tiếp tại ao nuôi nên khi gặp sự cố anh Thắng đã nhanh chóng tìm ra giải pháp khắc phục. Chính vì vậy những năm gần đây, ao nuôi tôm của anh Thắng cũng đạt được nhiều thành công.

Điều trị thành công bệnh gan trên tôm từ thuốc thảo dược

Khi được hỏi về kinh nghiệm phòng bệnh gan trên tôm, anh Thắng cho biết, “Nuôi nước trước nuôi tôm” là câu nói chưa bao giờ sai kể cả trên ao đất và ao lót bạt. Quan trọng nhất vẫn là giữ môi trường nước tốt thì tôm mới ít bệnh, thêm vào đó phải tẩm bổ cho tôm có sức khỏe, vượt qua dịch bệnh.

“Nguyên tắc của tôi là tuyệt đối không dùng kháng sinh. Sử dụng các dòng thuốc từ thảo dược luôn là ưu tiên số 1 trong việc áp dụng để phòng bệnh cho tôm. Ngoài việc xử lý môi trường tốt tôi phòng bệnh gan bằng các sản phẩm thảo dược của Trường Sinh như Lâm Sinh thảo, TS 1001, TR555… vừa tạt trực tiếp vừa trộn vào thức ăn cho tôm ăn nên gan tôm ổn định, màu sắc rõ ràng sắc nét, bên cạnh đó tôm ăn rất tốt nên cũng nhanh xuống size hơn bình thường”, anh Thắng chia sẻ.

 

Anh Thắng tin dùng các sản phẩm thuốc thảo dược của Trường Sinh Group cho ao tôm của mình.

Nói rõ hơn về cách phòng bệnh, gan anh Thắng cho biết, việc quan trọng nhất là quản lí môi trường ao nuôi, đảm bảo nguồn nước không nhiễm tạp, mầm bệnh. Trong quá trình nuôi thường xuyên làm sạch đáy ao, cung cấp hệ vi sinh trong ao, thay nước và xử lí ngay biến động môi trường nếu có. Đồng thời phải chọn giống chuẩn từ đơn vị uy tín để tránh phải những giống không đảm bảo chất lượng, mang mầm bệnh sẵn.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc phòng bệnh cho tôm cũng không kém phần quan trọng. “Không có ao tôm nào tự nhiên mà khỏe, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tôi thường dùng thuốc phòng gan ruột hằng ngày, ủ thêm men vi sinh gốc (EM) với tỏi xay nhuyễn trộn cho ăn thường xuyên. Riêng đối các sản phẩm phòng gan tối ưu sử dụng như TS 1001 và lâm sinh thảo trộn vào thức ăn cho tôm ăn ngày 1-2 lần, liều lượng 7-10ml/kg thức ăn. Còn TR 555 dùng tạt 7-10 ngày tạt 1 lần”, anh Thắng thông tin.

Theo anh Thắng, khi phát hiện tôm có dấu hiệu về gan cũng như sự cố tôm tấp bờ,  yếu nhiễm khuẩn cần tích cực điều trị kịp thời, xử lý môi trường ổn định. Theo đó, bà con nên dùng SDK 2 lít đưa trực tiếp xuống ao cho 1000m3. Sau 1-2 giờ tiếp tục dùng TS 1001 2 lít+ 1 lít TR 555/ngày. Hôm sau, giảm 30-50% lượng thức ăn, dùng thuốc TS 1001 trộn cho tôm ăn 50ml/1kg thức ăn, liên tục trong 3 ngày tôm sẽ khỏi bệnh. Khi phát hiện phải điều trị ngay và không để dài ngày gây hao hụt.

“Tất cả công tác từ phòng cho đến điều trị bệnh đều có sự hướng dẫn chi tiết từ các cán bộ kĩ thuật Trường Sinh Group nên tôi hoàn toàn yên tâm trong suốt quá trình nuôi”, anh Thắng chia sẻ thêm.

Hiện nay, nhiều người nuôi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã rất thành công với phương pháp phòng bệnh mang lại hiệu quả và năng suất cao. Đặc biệt, chất lượng tôm thành phẩm càng được khẳng định hơn trên thị trường xuất khẩu bởi tính an toàn, không tồn dư hóa chất kháng sinh mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm tỉnh Bạc Liêu nói riêng cả nước nói chung.

Khoa Thủy sản sưu tầm