Ngày 8/12/2021, nhóm Nghiên cứu mạnh Dinh dưỡng thức ăn & Nuôi trồng thủy sản – Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam  đã tổ chức seminar trực tuyến chia sẻ các kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực dinh dưỡng thức ăn thủy sản. PGS.TS. Trần Thị Nắng Thu đã chia sẻ bài trình bày “Probiotic trong Nuôi trồng thủy sản”, KS. Đỗ Thị Ngọc Anh đã giới thiệu kết quả nghiên cứu “Nghiên cứu khả năng gây độc và liều lượng vi khuẩn gây chết 50% của vi khuẩn Aeromonas veronii trên cá chép (Cyprinus carpio) ”.

Trong Nuôi trồng thủy sản hiện nay, hình thức nuôi bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh đã trở thành phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Việc nuôi thủy sản mật độ cao dẫn đến các vấn đề dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và cần sử dụng nhiều hóa chất, kháng sinh để xử lý. Các vấn đề về tồn dư hóa chất, kháng sinh cũng vì thế trở thành mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng an toàn thực phẩm của các mặt hàng thủy sản tiêu thụ trong nươc và xuất khẩu. Mặt khác, do sự phát triển mạnh mẽ của Nuôi trồng thủy sản trong nước và trên thế giới, sản lượng bột cá và dầu cá trên thế giới suy giảm, giá thành cao, khan hiếm hàng nên hiện nay ngành công nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản đã thay thế bột cá, dầu cá bằng bột đạm thực vật và dầu thực vật. Trong hệ tiêu hóa của động vật thủy sản thiếu hệ vi sinh vật, hệ enzyme tiêu hóa bột đạm và dầu thực vật. Chính vì những lí do trên, việc sử dụng Probiotic như là một giải pháp hữu hiệu nâng cao khả năng tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn, nâng cao sức đề kháng, cân bằng hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa, trong môi trường, hạn chế dùng hóa chất, kháng sinh trong Nuôi trồng thủy sản đã được trình bày và thảo luận sôi nổi trong seminar. Một hướng nghiên cứu dùng probiotic để nâng cao sức đề kháng của động vật thủy sản, bảo vệ sức khỏe động vật thủy sản trước các tác nhân gây bệnh cũng được thảo luận. Kết quả đánh giá  khả năng gây độc và liều lượng vi khuẩn gây chết 50% của vi khuẩn Aeromonas veronii trên cá chép (Cyprinus carpio)  là một nội dung trong quá trình nghiên cứu ứng dụng probiotic làm nâng cao khả năng kháng bệnh của cá chép. Thông qua seminar, các nhà khoa học và các thành viên tham gia đã trao đổi, học hỏi được nhiều kỹ thuật trong nghiên cứu sử dụng probiotic trong nuôi trồng thủy sản, khả năng kháng bệnh của động vật thủy sản được bổ sung probiotic trong thức ăn. 

Một số hình ảnh seminar khoa học:

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

 

Nhóm NCM Dinh dưỡng thức ăn và Nuôi trồng thủy sản