Nhằm chia sẻ các kiến thức chuyên môn và tăng cường trao đổi học thuật. Ngày 30/11/2022, nhóm Nghiên cứu mạnh Dinh dưỡng thức ăn và Nuôi trồng thủy sản – Khoa Thủy sản tổ chức buổi seminar khoa học với sự chia sẻ của TS Trịnh Đình Khuyến và ThS Trần Ánh Tuyết.

 
 

Tại buổi seminar ThS Trần Ánh Tuyết trình bày về nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của hoạt chất fucoidan chiết xuất từ rong nâu Sargassum swartzii lên tăng trưởng, tỷ lệ sống, hệ số chuyển hóa thức ăn và khả năng kháng bệnh đối với vi khuẩn Aeromonas veronii ở cá rô phi giống (Oreochromis niloticus). Cá (23,2 ± 2,7g) được cho ăn thức ăn công nghiệp 35% Protein có bổ sung fucoidan ở các hàm lượng khác nhau (0%; 0,05%; 0,1%; 0,5%) trong 6 tuần, mỗi loại thức ăn được lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy fucoidan không ảnh hưởng (P>0,05) đến tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của cá thí nghiệm. Sau khi kết thúc 6 tuần nuôi trên, cá được cảm nhiễm vi khuẩn A.veronii với liều LD50 được xác định là 7,82 x 105 CFU/mL, số cá chết được theo dõi trong 10 ngày sau đó. Tỷ lệ sống của cá khi bị nhiễm A.veronii đã tăng từ 30% ở nghiệm thức không bổ sung fucoidan và 36,7% ở nghiệm thức bổ sung tỷ lệ thấp (0,05%) lên đến 76,6-80 % ở nghiệm thức bổ sung fucoidan với nồng độ cao hơn (0,1% và 0,5%). Trong nghiên cứu này, chúng tôi kết luận rằng bổ sung fucoidan chiết xuất từ rong biển Sargassum swartzii vào thức ăn với tỷ lệ 0,1% và 0,5% sẽ làm tăng sức đề kháng của cá rô phi giống đối với bệnh do vi khuẩn Aeromonas veronii gây ra.

 
 
 
 

Bài trình bày tiếp theo của TS Trịnh Đình Khuyến về Đặc điểm sinh học và một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của ốc nhồi (Pila polita).

 
 
 

 
 
 
 

 
 
 

Bài trình bày chia sẻ các đặc điểm sinh học sinh sản của ốc nhồi và các yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của ốc nhồi, là cơ sở để thực hiện các nghiên cứu liên quan đến đối tượng này.