Trong khuôn khổ đề tài cấp HV năm 2020-2021: “Thử nghiệm kết hợp nano bạc và florfenicol trong điều trị bệnh do vi khuẩn Aeromonas veronii trên cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus)”, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm khả năng điều trị bệnh do vi khuẩn Aeromonas verronii gây ra trên cá nheo Mỹ ở quy mô phòng thí nghiệm. Tính nhạy của vi khuẩn A. veronii với nano bạc và kháng sinh florfenicol đánh giá ở điều kiện in vitro thông qua kiểm tra vòng vô khuẩn dựa trên sự khuếch tán của kháng sinh trên thạch. Thí nghiệm điều trị thực nghiệm in vivo trong phòng thí nghiệm được thực hiện bằng cách cảm nhiễm cá nheo Mỹ khỏe với liều nhiễm LD50 và cho cá ăn thức ăn có trộn thuốc với các tỉ lệ phối trộn khác nhau giữa florfenicol và nano bạc.

Tính nhạy của vi khuẩn A. veronii với kháng sinh florfenicol và nano bạc phân lập từ cá nheo Mỹ thông qua đánh giá đường kính vòng vô khuẩn. Kết quả cho thấy kháng sinh florfenicol có tác dụng diệt khuẩn rất tốt với A. veronii, đường kính vòng vô khuẩn lớn (33mm). Cụ thể, nếu vòng vô khuẩn đat 33 ± 0,5mm khi sử dụng nồng độ 15ppm Florfenicol thì vòng vô khuẩn chỉ giảm xuống 31,8 ± 0,76mm khi dùng kết hợp 10ppm florfenicol + 5ppm nano bạc  và 25,3 ± 0,57mm khi kết hợp 5ppm Florfenicol + 10ppm nano bạc.

Điều trị bệnh do vi khuẩn A. veronii trong phòng thí nghiệm. Hệ thống bể thí nghiệm (96l) được khử trùng bằng chlorine, rửa lại bằng nước sach. Sau đó cho nước vào bể và lắp hệ thống sục khí liên tục vài ngày để loại hết chlorine, các chỉ tiêu môi trường nước được kiểm tra trước khi tiến hành thí nghiệm gồm nhiệt độ, pH, DO, NO2 , NH3 , sử dụng dụng cụ do nhiệt độ và oxy chuyên dụng DO Meter (Nhêt Bân) và các test sera (Đức).

Thí nghiệm cảm nhiễm xác định LD50: Cá nheo mỹ được nuôi thuần hóa trong 7 ngày , sau đó cá được bắt ngẫu nhiên vào 21 bể nuôi có thể tích 96l, mỗi bể thí nghiệm bố trí 10 con cá. Các yếu tố môi trường thí nghiệm được kiểm soát phù hợp với sinh trưởng phát triển của cá Nheo mỹ. Cá được gây cảm nhiễm bằng cách tiêm vi khuẩn trong màng bụng 0,1ml vk/cá. Bể đối chứng được tiêm bằng nước muối sinh lý. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần. sau cảm nhiễm biểu hiện của cá được theo dõi trong 14 ngày. Cá chết được thu ngay và tiến hành giải phẫu quan sát dấu hiệu bệnh và tái phân lập vi khuẩn từ thận. Mật độ vi khuẩn gây nhiễm 50% cá thí nghiệm xác định được từ thí nghiệm thăm dò sẽ được dùng để gây cảm nhiễm cá thí nghiệm điều trị bệnh.

Kết quả thí nghiệm in vitro cho thấy khi kết hợp kháng sinh florfenicol 10ppm và nano bạc 5ppm có tác dụng diệt khuẩn tốt tương đương như khi sử dụng kháng sinh florfenicol (15ppm). Sau 7 ngày điều trị cá cảm nhiễm bệnh cho thấy sự kết hợp kháng sinh florfenicol và nano bạc có tác dụng điều trị tốt tương đương so với chỉ sử dụng kháng sinh.

ThS. Nguyễn Thị Dung

Nhóm NCM Dinh dưỡng thức ăn và Nuôi trồng thuỷ sản