Tổng quan về một số chất kích thích miễn dịch áp dụng trên động vật thủy sản

Nguyễn Thị Mai, Bộ môn Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, Khoa Thủy sản

Cùng với sự phát triển của ngành Nuôi trồng thủy sản, các đối tượng thủy sản ngày càng được nuôi theo quy mô thâm canh dẫn đến nhiều vấn đề trong đó có sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh do vi sinh vật gây ra, đặc biệt khi cá không được nuôi trong điều kiện tối ưu (mật độ nuôi cao, chất lượng nước kém, cho ăn ít hoặc không phù hợp, v.v.). Để đối phó với những vấn đề này, người nuôi thường lựa chọn các giải pháp điều trị dựa trên việc sử dụng hóa chất và kháng sinh. Tuy nhiên, những giải pháp này luôn kèm theo các tác động tiêu cực đến môi trường nuôi và môi trường xung quanh (ví dụ như sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn kháng với các sản phẩm kháng sinh) cũng như vấn đề tồn dư của thuốc và hóa chất trong các sản phẩm thịt thủy sản. Hơn nữa những hóa chất này có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cá và cuối cùng là sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy, việc bổ sung các hợp chất có khả năng kich thích miễn dịch trong thức ăn của các đối tượng thủy sản là một giải pháp để cải thiện sức khỏe cá, góp phần tạo ra mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng “an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh và an sinh xã hội”. Hệ miễn dịch không đặc hiệu ở cá bao gồm miễn dịch tế bào và dịch thể, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khả năng kháng bệnh (Dalmo and Ingebrigtsen, 1997), đặc biệt khi mà miễn dịch đặc hiệu ở cá kém hơn rất nhiều so với các động vật bậc cao khác trên cạn. Hệ miễn dịch không đặc hiệu ở cá có thể được kích thích bởi các hợp chất gọi là chất kích thích miễn dịch như β-glucan (Ai et al., 2007; Nguyen et al., 2019b; Rodríguez et al., 2009), lipopolysaccharides (LPS) (Bich Hang et al., 2016; Nguyen et al., 2019a; Selvaraj et al., 2009), lactoferrin (Ibrahem et al., 2010; Khuyen et al., 2017; Mo et al., 2015), inulin (Mousavi et al., 2016), chitosan (Siwicki et al., 1994), các chất chiết từ thực vật (Nguyen et al., 2020b, 2016; Nhu et al., 2019a, 2019b). Các hợp chất này có thể cải thiện các chỉ tiêu miễn dịch như lysozyme, bổ thể, macrophage và peroxidase hoặc làm tăng biểu hiện của một số gen tham gia vào hệ miễn dịch. Phương thức hoạt động của chất kích thích miễn dịch là kích hoạt hệ thống miễn dịch của sinh vật, nâng cao mức độ miễn dịch chống lại các mầm bệnh xâm nhập. Phương pháp tiếp cận rất đa dạng về bản chất và cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại chất kích thích miễn dịch; liều lượng; đường dùng và thời gian tiếp xúc (Mastan, 2015).

 

Probiotic

Probiotic được định nghĩa là các sản phẩm nuôi cấy hoặc thức ăn bổ sung vi sinh vật sống, tác động có lợi đến vật chủ bằng cách cải thiện sự cân bằng (hệ vi sinh vật) đường ruột (Fuller, 1989). Probiotics cũng có thể được định nghĩa là các tế bào vi sinh vật được sử dụng qua đường tiêu hóa để cải thiện sức khỏe của vật chủ (Gatesoupe, 1999). Do hệ vi sinh vật đường ruột ở động vật thủy sản liên tục tương tác với môi trường và các chức năng của vật chủ, nên probiotic được định nghĩa là một chất hỗ trợ vi sinh vật sống, cung cấp các tác dụng có lợi bao gồm (i) điều chỉnh quần thể vi sinh vật liên kết với vật chủ hoặc môi trường xung quanh, (ii) cải thiện việc sử dụng của thức ăn hoặc nâng cao giá trị dinh dưỡng của nó, tăng cường sức đề kháng của vật chủ đối với bệnh tật hoặc (iii) cải thiện chất lượng môi trường xung quanh nó (Dawood et al., 2018; Verschuere et al., 2000). Các chế phẩm probiotic bất hoạt xuất hiện như một giải pháp thay thế cho các chế phẩm sinh học sống, có thể gây ra các vấn đề về an toàn trong môi trường nước (Dawood and Koshio, 2016).

            Pirarat và cs. (2006) cho thấy rằng probiotic Lactobacillus rhamnosus được sử dụng cho cá rô phi Oreochromis niloticus làm tăng hoạt động bổ thể, giúp cải thiện khả năng đề kháng của cá đối với nhiễm trùng do Edwardsiella tarda. Nghiên cứu khác của Robertson và cs (2000) đã phân lập được chủng vi khuẩn Carnobacterium sp. từ ruột cá hồi có khả năng đối kháng in vitro chống lại các tác nhân gây bệnh cho cá như Aeromonas hydrophila, A. salmonicida, Flavobacterium psychrophilum, Photobacterium damselae và các loài Vibrio. Cũng có bằng chứng về tác dụng của việc nuôi cấy probiotic được làm chết bao gồm hỗn hợp Vibrio fluvialis A3-47S, Aeromonas hydrophila A3-51 và Carnobacterium BA211, trong việc kiểm soát bệnh ung nhọt ở cá hồi vân. Kết quả cho thấy số lượng bạch cầu nhiều hơn so với sử sụng probiotic với tế bào sống (Irianto and Austin, 2003). Ở tôm, các nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá các chế phẩm sinh học như Bacillus cereus, Paenibacillus polymyxa, và Pseudomonas sp. PS-102 với vai trò kiểm soát sinh học chống lại mầm bệnh của các loài Vibrio khác nhau (Ravi et al., 2007; Vijayan et al., 2006). Các chủng probiotic được phân lập từ đường tiêu hóa của cá hề (Amphiprion percula) đã được sử dụng để vô hiệu hóa một số mầm bệnh như A. hydrophilaVibrio alginolyticus. Người ta quan sát thấy rằng chế phẩm sinh học sản xuất các chất kháng khuẩn, do đó, các vi khuẩn được phân lập từ cá hề trưởng thành có khả năng xâm chiếm chất nhầy trong ruột và do đó có thể được sử dụng như tác nhân dự phòng hoặc điều trị (Vine et al., 2004). Người ta còn phát hiện ra rằng probiotic ở mật độ 106 – 108 CFU/mL giúp thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa của cá cảnh từ các chi PoeciliaXiphophorus, làm giảm số lượng vi sinh vật dị dưỡng (Ghosh et al., 2008). Verschuere và cs. (2000) cũng báo cáo việc sử dụng các chủng Vibrio alginolyticus làm chế phẩm sinh học để tăng tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei.

Prebiotic

Prebiotic là những chất xơ thức ăn cho vi khuẩn đường ruột có lợi cho vật chủ (Roberfroid, 1993). Người ta đã xác định rõ rằng các sản phẩm phụ khi vi khuẩn có lợi lên men đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe vật chủ (Choque Delgado et al., 2011). Về mặt này, prebiotic được sử dụng làm nguồn năng lượng cho vi khuẩn đường ruột và có thể được gọi là saccharide chức năng. Hoạt động điều hòa miễn dịch của prebiotic được thực hiện thông qua tương tác trực tiếp với hệ thống miễn dịch không đặc hiệu, hoặc bằng cách tăng cường sự phát triển của hệ vi sinh vật phối hợp (Dawood et al., 2018; Song et al., 2014). Một số nghiên cứu về loại prebiotic (ví dụ như inulin, oligofructose, xylooligosaccharide, fructooligosaccharide, mannanoligosaccharide, galactooligosaccharide, b-glucan) ứng dụng ở các loài động vật thủy sản cho thấy rằng prebiotic có triển vọng và có tác dụng có lợi đối với tăng trưởng, hệ vi sinh vật đường ruột, khả năng miễn dịch và khả năng kháng bệnh (Cerezuela et al., 2013; Ringø et al., 2010). Prebiotic có khả năng tăng cường nhiều phản ứng sinh học của động vật thủy sinh và giảm tỷ lệ chết do mầm bệnh gây ra (Dawood and Koshio, 2016). Chúng cũng thay đổi quần thể vi sinh vật trong đường tiêu hóa để tăng cường các phản ứng miễn dịch không đặc hiệu (Song et al., 2014). Các prebiotic cũng có thể kích thích hệ thống miễn dịch, do đó tăng cường khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm của vật chủ (Dawood and Koshio, 2016). Vật chủ được hưởng lợi từ sự gia tăng sản xuất các axit béo thuộc nhóm dễ bay hơi trong đường tiêu hóa bằng cách phục hồi một số năng lượng bị mất từ các thành phần khó tiêu hóa trong thức ăn và từ sự ức chế vi khuẩn có khả năng gây bệnh (Ganguly et al., 2013).

            Bailey và cs. (1991) báo cáo rằng prebiotic có thể thay đổi quần thể vi khuẩn đường ruột để tăng cường các đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu. Quá trình lên men prebiotic trong đại tràng do vi khuẩn tồn tại gây ra sự thay đổi đáng kể hệ vi sinh vật ở đại tràng do những oligosaccharide này đóng vai trò là chất nền cho sự phát triển và nhân lên của vi khuẩn kỵ khí, chủ yếu là vi khuẩn bifidobacteria, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây thối và gây bệnh ở đại tràng (Mussatto and Mancilha, 2007). Chúng tạo ra các chất kích thích hệ thống miễn dịch, và do đó, tăng cường khả năng bảo vệ của vật chủ chống lại các bệnh truyền nhiễm. Việc sử dụng sản phẩm Grobiotic-AE thuộc nhóm prebiotic đã cho thấy tỷ lệ sống sót của cá vược được cải thiện khi cảm nhiễm với vi khuẩn Streptococcus marinumMycobacterium marinum sống (Li and Gatlin, 2005, 2004). Torrecillas và cs. (2007) báo cáo rằng thức ăn bổ sung prebiotic làm kích hoạt hệ miễn dịch và tăng khả năng chống chịu bệnh do vi khuẩn được cấy trực tiếp vào ruột, một trong những vị trí lây nhiễm chính ở cá. Trong một thử nghiệm kéo dài 6 tuần, Li và cs. (2007) nhận thấy rằng việc bổ sung fructooligosaccharides chuỗi ngắn làm tăng cường sự hô hấp thế bào, ROS (là một trong những chỉ tiêu miễn dịch không đặc hiệu) của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei. Bổ sung chế phẩm prebiotic Grobiotic-Avào thức ăn cũng giúp cải thiện tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng được nuôi trong nước có độ mặn thấp (2 ppt). Ngoài ra, cá chép Cyprinus carpio được cho ăn thức ăn có bổ sung β-glucan (Nguyen et al., 2019b) hoặc cá hồi vân ăn thức ăn có bổ sung lactoferrin (Khuyen et al., 2017) đều cho thấy các cải thiện đáng kể về đáp ứng miễn dịch.

Nucleotide

Nucleotide thường không được coi là chất dinh dưỡng thiết yếu vì chúng được tổng hợp qua đường chuyển hóa (Ringø et al., 2012). Nucleotide có các chức năng sinh lý và sinh hóa thiết yếu bao gồm mã hóa và giải mã thông tin di truyền, làm trung gian chuyển hóa năng lượng và tín hiệu tế bào cũng như đóng vai trò như các thành phần của coenzyme, chất tạo hiệu ứng allosteric và chất chủ vận tế bào (Carver and Walker, 1995; Li and Gatlin, 2006). Tác động điều hòa của nucleotide trong thức ăn đối với sự thành thục, hoạt hóa và tăng sinh tế bào lympho, đại thực bào, đáp ứng globulin miễn dịch, hệ vi sinh vật đường ruột cũng như biểu hiện gen của một số cytokine đã được báo cáo ở động vật thủy sản (Gil, 2002). Việc bổ sung nucleotide trong thức ăn giúp tăng cường sức đề kháng của họ cá hồi salmonids đối với các bệnh do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng cũng như cải thiện hiệu quả của việc sử dụng vacxin và khả năng điều hòa thẩm thấu (Burrells et al., 2001a, 2001b; Tahmasebi-Kohyani et al., 2011). Bên cạnh đó, khả năng tham gia vào tính ngon miệng, hành vi cho ăn của cá và sinh tổng hợp axít amin không thiết yếu, nucleotide ngoại sinh đã cho thấy nhiều hứa hẹn như chất bổ sung vào thức ăn để tăng cường khả năng miễn dịch và kháng bệnh của cá được sản xuất trong nuôi trồng thủy sản (Ringø et al., 2012). Nghiên cứu về các nucleotide bổ sung trong thức ăn của cá đã chỉ ra rằng chúng có thể cải thiện sự tăng trưởng trong giai đoạn phát triển ban đầu, nâng cao chất lượng ấu trùng thông qua việc bổ sung dinh dưỡng cho đàn cá bố mẹ, thay đổi cấu trúc ruột, tăng khả năng chịu stress cũng như điều chỉnh các phản ứng miễn dịch bẩm sinh và thích ứng (Li and Gatlin, 2006). Nucleotide bổ sung trong thức ăn đã được chứng minh là giúp tăng cường khả năng kháng bệnh của một số loài cá nhất định của cá rô phi lai toàn đực (Saratheradon niloticusSaratheradon aureus ♂) (Ramadan et al., 1994), cá hồi Đại Tây Dương (S. salar L.) (Burrells et al., 2001a), cá chép (C. carpio L.) (Sakai et al., 2001), cá vược sọc lai (Morone chrysops x Morone saxatilis) (Li and Gatlin, 2004), cá hồi vân (O. mykiss) (Tahmasebi-Kohyani et al., 2011), cá tráp biển đỏ (P. major) (Hossain et al., 2016) và cá bơn Nhật Bản (Paralichthys olivaceus) (Song et al., 2012). Việc bổ sung nucleotide cũng được báo cáo là làm tăng khả năng chịu stress ở cá hồi Đại Tây Dương (Burrells et al., 2001b), sinh lý và hình thái ống tiêu hóa của cá rô phi (Ramadan et al., 1994) và cá hồi Đại Tây Dương (Burrells et al., 2001b).

Vitamin

Các nguồn vitamin tự nhiên cần thiết cho chức năng bình thường của tế bào, sự tăng trưởng và phát triển của động vật thủy sản, do đó việc thiếu vitamin sẽ dẫn đến các vấn đề sức khỏe một số ở các loài thủy sản (Ai et al., 2004; Chen et al., 2015; Fracalossi et al., 2001). Vitamin không thể được vật chủ tổng hợp với số lượng đủ để đáp ứng nhu cầu sinh lý của động vật và do đó chúng phải được lấy từ thức ăn. Vitamin giữ vai trò thiết yếu trong cơ thể, hoạt động chủ yếu như là yếu tố đồng thời để tạo ra các enzym; do đó, việc cung cấp không đủ dẫn đến giảm hoạt động của enzym và dẫn đến tăng trưởng kém, tỷ lệ sống thấp và tăng tính nhạy cảm với bệnh (Dawood and Koshio, 2016).

Vitamin C là chất chống oxy hóa và điều hòa miễn dịch mạnh mẽ cho cá/tôm. Cơ thể động vật thủy sản nói riêng và động vật nói chung cần vitamin C để duy trì tình trạng sức khỏe thích hợp (Dawood and Koshio, 2016). Nhiều loài cá và giáp xác có khả năng tổng hợp vitamin C rất hạn chế do không có L-gulonolactone oxidase chịu trách nhiệm sinh tổng hợp vitamin C (Ai et al., 2004; Fracalossi et al., 2001), do đó, các dấu hiệu thiếu hụt được tìm thấy khi thức ăn không có vitamin C. Bên cạnh đó, vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh (Bae et al., 2012). Nó tham gia vào quá trình tổng hợp hormone steroid và collagen (Cavalli et al., 2003; Mustafa et al., 2013), khả năng chống chịu với độc tố và các tác nhân gây stress từ môi trường (Merchie et al., 1995). Vitamin C cũng được xem là có khả năng tăng phản ứng miễn dịch (Roosta et al., 2014; Shahkar et al., 2015) và giảm tổn thương oxy hóa đối với các mô (Huang et al., 2015; Liang et al., 2015) mặc dù cơ chế chính xác của nó vẫn chưa được chứng minh. Vitamin C cũng phát huy tác dụng có lợi đối với hoạt động diệt khuẩn trong huyết thanh, hoạt động thực bào, lượng kháng thể và hoạt động của lysozyme (Ren et al., 2005). Vitamin C cũng tạo điều kiện cho sự hấp thụ sắt (Hsu and Shiau, 1999), do đó ngăn ngừa bệnh thiếu máu thường thấy trong trường hợp thiếu vitamin C ở cá. Hơn nữa, việc bổ sung vitamin C trong quá trình phát triển trứng, ấu trùng và tôm bố mẹ cho thấy chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể được tăng cường (Hamre et al., 2013).

Vitamin C và E cũng là các chất phụ gia chống oxy hóa chính được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm và đã được chứng minh là làm giảm stress oxy hóa ở động vật (Chien and Hwang, 2001; Gao et al., 2012). Vitamin C đóng vai trò chính như một chất cho điện tử và do đó là một chất khử đóng vai trò quan trọng như một chất chống oxy hóa hòa tan trong nước có thể loại bỏ các gốc tự do. Chức năng chống oxy hóa này cũng được tăng cường nhờ khả năng tái tạo vitamin E từ gốc a-tocopheryl trong màng. Vitamin C có thể tái tạo hoặc dự trữ vitamin E trong cá, như cá hồi Đại Tây Dương (Hamre et al., 1997), cá tráp (S. aurata) (Montero et al., 1999), cá Perca flavescens (Lee and Dabrowski, 2003) và cá tráp đỏ (P. major) (Gao et al., 2012).

Thảo dược

Các sản phẩm sinh học thảo dược trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản giúp nâng cao tăng trưởng và cải thiện hệ thống miễn dịch (Van Hai, 2015). Chúng làm tăng khả năng tiêu thụ và có khả năng kháng khuẩn cũng như các đặc tính chống stress mà không gặp bất kỳ vấn đề môi trường và nguy hiểm nào. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cây thảo dược có thể được sử dụng như một loại thuốc kháng sinh đầy hứa hẹn làm tăng tỉ lệ sống của cá khi tiếp xúc với mầm bệnh. Ngày nay, việc sử dụng các cây thuốc ngày càng được quan tâm và đã thu hút rất nhiều sự chú ý trên toàn cầu (Adel et al., 2015; Caruso et al., 2013; Nguyen et al., 2016; Nhu et al., 2019a) bởi giá thành rẻ và dễ chế biến, có hiệu quả và ít tác dụng phụ hơn trong quá trình trị bệnh và đặc biệt không có bất kỳ tác động tiêu cực nào với môi trường cũng như nguy hiểm nào cho người tiêu dùng (Citarasu, 2010). Trong nuôi trồng thủy sản, thảo dược cũng được sử dụng làm thuốc và phụ gia thức ăn chăn nuôi (Chang, 2000). Chúng có các đặc tính về khả năng kích thích tăng trưởng, như một loại thuốc bổ để cải thiện hệ thống miễn dịch, khả năng kháng khuẩn, kích thích sự thèm ăn và các đặc tính chống stress (Citarasu, 2010). Một số thực vật hoặc các sản phẩm phụ của chúng chứa các hợp chất phenolic, polyphenolic, alkaloid, quinone, terpenoid, lectine và polypeptide, là những lựa chọn thay thế hiệu quả cho kháng sinh, hóa chất, vắc xin và các hợp chất tổng hợp khác (Harikrishnan et al., 2011). Ngoài ra, cây thuốc rất giàu chất dinh dưỡng. Chúng có thể được sử dụng dưới dạng toàn bộ cây hoặc các bộ phận (lá, rễ hoặc hạt) hoặc chất chiết xuất, thông qua đường uống hoặc các chất bổ sung trong thức ăn, sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp các hợp chất chiết xuất, hoặc thậm chí là hỗn hợp với prebiotics hoặc các chất kích thích miễn dịch khác. Các loại thảo dược chứa nhiều loại thành phần hoạt tính, chẳng hạn như polysaccharid, alkaloid hoặc flavonoid (Ardó et al., 2008). Các chiết xuất từ hợp chất thảo dược hoạt động như chất kích thích miễn dịch để tăng cường phản ứng miễn dịch của cá như lysozyme, bổ thể, antiprotease, meloperoxidase, thực bào, hoạt động hô hấp tế bào, nitric oxide, bạch cầu tổng số, glutathione peroxidase (GPx) và phenoloxidase, khả năng kháng bệnh do vi khuẩn, nấm, virus và ký sinh trùng (Harikrishnan et al., 2011). Nhiều nghiên cứu đã điều tra hiệu quả của các sản phẩm thực vật khác nhau trong thức ăn thủy sản, chẳng hạn như toàn bộ cây thảo dược (Ardó et al., 2008; Nguyen et al., 2020a), rễ (Sharma et al., 2010), lá (Nhu et al., 2019a).

Hợp chất sinh học chiết xuất từ rong biển

Rong biển rất phù hợp làm thức ăn trong chăn nuôi nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Chúng chứa carbohydrate, protein và khoáng chất cũng như hoạt chất sinh học như polyphenol, terpenoit, carotenoit và tocopherol. Rong biển đã được báo cáo là tạo ra nhiều loại hợp chất trao đổi chất khác nhau mà thực vật trên cạn không tạo ra được (Deivasigamani and Subramanian, 2016; Khalid et al., 2018; Plaza et al., 2008). Rong biển được coi là nguồn cung cấp các hoạt chất sinh học vì chúng có thể tạo ra nhiều loại chất chuyển hóa thứ cấp đặc trưng bởi một phổ hoạt động sinh học rộng rãi. Các hợp chất có hoạt tính ức chế tế bào, kháng virus, kháng kí sinh trùng, kháng nấm và kháng khuẩn đã được phát hiện trong rong xanh, nâu và đỏ (Arputha Bibiana et al., 2012). Nhiều nghiên cứu đã được báo cáo trước đó về khả năng kháng khuẩn của rong biển (Battu et al., 2011). Rong biển có hàm lượng protein cao và tỷ lệ sản xuất ngày càng được chú ý như một loại thức ăn mới với những lợi ích dinh dưỡng tiềm năng, có thể trở thành một thành phần trong thức ăn cho động vật thủy sản do rong biển có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các loài như hàu, cá rô phi, cá hồi, cá hồi, v.v. là các loài có giá trị thương mại lớn. Bên cạnh đó, rong biển có chứa một số hoạt chất miễn dịch. Ở cá, một số chất hấp thu được từ rong biển, chủ yếu là polysaccharid, có thể thay đổi hoạt động của một số thành phần của hệ thống miễn dịch và tăng khả năng bảo vệ chống lại một số bệnh. Carrageenan, một polysaccharide có nhiều trong một số loại rong biển đỏ, làm gia tăng hoạt động thực bào của đại thực bào và chống nhiễm khuẩn sau khi được tiêm phúc mạc ở cá chép (Cyprinus carpio) và natri alginate được tìm thấy để tăng cường sự di chuyển của thực bào thận trước để tăng hoạt động thực bào (Gopalakannan and Arul, 2006). Số lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học đã được phân lập và xác định từ rong biển bao gồm polysaccharid sunfat (laminarin và fucoidan), polyphenol như phlorotannin, sắc tố carotenoid như fucoxanthin và astaxanthin, sterol và các axit amin giống mycosporine (MAAs). Sự hiện diện của các polyphenol như catechin, epicatechin, epigallocatechin gallate và axit gallic được thấy trong rong biển xanh Halimada. Sự tồn tại của 14 polyphenol, cụ thể là axit gallic, catechin, epicatechin, rutin, axit pcoumaric, myricetin, quercetin và protocatechuic, vanillic, caffeic, ferulic, chlorogenic, axit syringic và gentisic trong dung môi chiết xuất từ Stypocaulon scoparium (López et al., 2011) đã báo cáo việc chiết xuất các axit phenolic có hoạt tính sinh học (protocatechuic, phydroxybenzoic, 2, 3-dihydroxybenzoic, chlorogenic, caffeic, p-coumaric, axit salicylic), axit cinnamic và hydroxybenzaldehydes (phydroxybenzaldehyde, 3,4 dihydroxybenzaldehyde) từ các sản phẩm chế biến từ nhóm rong Porphyra teneraUndaria pinnatifida. Fucoxanthin và phlorotannin đã được xác định là các hợp chất chống oxy hóa tích cực tương ứng từ Hijika fusiformisSargassum kjellamanianum.

Tài liệu tham khảo

Adel, M., Safari, R., Pourgholam, R., Zorriehzahra, J., Esteban, M.Á., 2015. Dietary peppermint (Mentha piperita) extracts promote growth performance and increase the main humoral immune parameters (both at mucosal and systemic level) of Caspian brown trout (Salmo trutta caspius Kessler, 1877). Fish Shellfish Immunol. 47, 623–629. https://doi.org/10.1016/j.fsi.2015.10.005

Ai, Q., Mai, K., Zhang, C., Xu, W., Duan, Q., Tan, B., Liufu, Z., 2004. Effects of dietary vitamin C on growth and immune response of Japanese seabass, Lateolabrax japonicus. Aquaculture 242, 489–500. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2004.08.016

Ai, Q., Mai, K., Zhang, L., Tan, B., Zhang, W., Xu, W., Li, H., 2007. Effects of dietary β-1, 3 glucan on innate immune response of large yellow croaker, Pseudosciaena crocea. Fish Shellfish Immunol. 22, 394–402. https://doi.org/10.1016/j.fsi.2006.06.011

Ardó, L., Yin, G., Xu, P., Váradi, L., Szigeti, G., Jeney, Z., Jeney, G., 2008. Chinese herbs (Astragalus membranaceus and Lonicera japonica) and boron enhance the non-specific immune response of Nile tilapia (Oreochromis niloticus) and resistance against Aeromonas hydrophila. Aquaculture 275, 26–33. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2007.12.022

Arputha Bibiana, M., Nithya, K., Manikandan, M., Selvamani, P., Latha, S., 2012. International Journal of Pharmaceutical, Chemical and Biological Sciences Antimicrobial Evaluation of the Organic Extracts of Sargassum Wightii (Brown Algae) and Kappaphycus Alwarezii (Red Algae) Collected From the Coast of Meemesal, Tamilnadu. Ijpcbs 2012, 439–446.

Bae, J.Y., Park, G.H., Yoo, K.Y., Lee, J.Y., Kim, D.J., Bai, S.C., 2012. Re-evaluation of the optimum dietary vitamin C requirement in juvenile eel, Anguilla japonica by using L-ascorbyl-2-monophosphate. Asian-Australasian J. Anim. Sci. 25, 98–103. https://doi.org/10.5713/ajas.2011.11201

Bailey, J.S., Blankenship, L.C., Cox, N.A., 1991. Effect of fructooligosaccharide on Salmonella colonization of the chicken intestine. Poult. Sci. 70, 2433–2438. https://doi.org/10.3382/ps.0702433

Battu, G.R., Ethadi, S., Prayaga Murthy, P., Praneeth, V.S.D., Mallikarjuna Rao, T., 2011. In-vitro antibacterial activity and Preliminary phytochemical screening of three algae from Visakhapatnam coast, Andhra Pradesh, India. Int. J. Pharm. Pharm. Sci. 3, 399–401.

Bich Hang, B.T., Nguyen, P.T., Kestemont, P., 2016. Oral administration of Escherichia coli lipopolysaccharide enhances the immune system of striped catfish, Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage). Aquac. Res. 47, 1299–1308. https://doi.org/10.1111/are.12589

Burrells, C., Williams, P.D., Forno, P.F., 2001a. Dietary nucleotides: A novel supplement in fish feeds: 1. Effects on resistance to disease in salmonids. Aquaculture 199, 159–169. https://doi.org/10.1016/S0044-8486(01)00577-4

Burrells, C., Williams, P.D., Southgate, P.J., Wadsworth, S.L., 2001b. Dietary nucleotides: A novel supplement in fish feeds: 2. Effects on vaccination, salt water transfer, growth rates and physiology of Atlantic salmon (Salmo salar L.). Aquaculture 199, 171–184. https://doi.org/10.1016/S0044-8486(01)00576-2

Caruso, D., Lusiastuti, A.M., Taukhid, Slembrouck, J., Komarudin, O., Legendre, M., 2013. Traditional pharmacopeia in small scale freshwater fish farms in West Java, Indonesia: An ethnoveterinary approach. Aquaculture 416–417, 334–345. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2013.09.048

Carver, J.D., Walker, W.A., 1995. The role of nucleotides in human nutrition. Nutr. Biochem. 6, 58–72. https://doi.org/10.1016/j.chroma.2010.06.014

Cavalli, R.O., Batista, F.M.M., Lavens, P., Sorgeloos, P., Nelis, H.J., De Leenheer, A.P., 2003. Effect of dietary supplementation of vitamins C and E on maternal performance and larval quality of the prawn Macrobrachium rosenbergii. Aquaculture 227, 131–146. https://doi.org/10.1016/S0044-8486(03)00499-X

Cerezuela, R., Fumanal, M., Tapia-Paniagua, S.T., Meseguer, J., Moriñigo, M. ángel, Esteban, M. ángeles, 2013. Changes in intestinal morphology and microbiota caused by dietary administration of inulin and Bacillus subtilis in gilthead sea bream (Sparus aurata L.) specimens. Fish Shellfish Immunol. 34, 1063–1070. https://doi.org/10.1016/j.fsi.2013.01.015

Chang, J., 2000. Medicinal herbs: Drugs or dietary supplements? Biochem. Pharmacol. 59, 211–219. https://doi.org/10.1016/S0006-2952(99)00243-9

Chen, Y.J., Yuan, R.M., Liu, Y.J., Yang, H.J., Liang, G.Y., Tian, L.X., 2015. Dietary vitamin C requirement and its effects on tissue antioxidant capacity of juvenile largemouth bass, Micropterus salmoides. Aquaculture 435, 431–436. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2014.10.013

Chien, L.T., Hwang, D.F., 2001. Effects of thermal stress and vitamin C on lipid peroxidation and fatty acid composition in the liver of thornfish Terapon jarbua. Comp. Biochem. Physiol. - B Biochem. Mol. Biol. 128, 91–97. https://doi.org/10.1016/S1096-4959(00)00299-2

Choque Delgado, G.T., Tamashiro, W.M. da S.C., Junior, M.R.M., Moreno, Y.M.F., Pastore, G.M., 2011. The putative effects of prebiotics as immunomodulatory agents. Food Res. Int. 44, 3167–3173. https://doi.org/10.1016/j.foodres.2011.07.032

Citarasu, T., 2010. Herbal biomedicines: A new opportunity for aquaculture industry. Aquac. Int. 18, 403–414. https://doi.org/10.1007/s10499-009-9253-7

Dalmo, R.A., Ingebrigtsen, K., 1997. Non-specific defence mechanisms in fish , with particular reference to the reticuloendothelial system ( RES ) 241–273.

Dawood, M.A.O., Koshio, S., 2016. Recent advances in the role of probiotics and prebiotics in carp aquaculture: A review. Aquaculture 454, 243–251. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2015.12.033

Dawood, M.A.O., Koshio, S., Esteban, M.Á., 2018. Beneficial roles of feed additives as immunostimulants in aquaculture: a review. Rev. Aquac. 10, 950–974. https://doi.org/10.1111/raq.12209

Deivasigamani, B., Subramanian, V., 2016. Applications of immunostimulants in aquaculture. Int.J.Curr.Microbiol.App.Sci 5, 447–453.

Fracalossi, D.M., Allen, M.E., Yuyama, L.K., Oftedal, O.T., 2001. Ascorbic acid biosynthesis in Amazonian fishes. Aquaculture 192, 321–332. https://doi.org/10.1016/S0044-8486(00)00455-5

Fuller, R., 1989. Probiotics in man and animals. J. Appl. Bacteriol. 66, 365–378. https://doi.org/10.1111/j.1365-2672.1989.tb05105.x

Ganguly, S., Dora, K.C., Sarkar, S., Chowdhury, S., 2013. Supplementation of prebiotics in fish feed: A review. Rev. Fish Biol. Fish. 23, 195–199. https://doi.org/10.1007/s11160-012-9291-5

Gao, J., Koshio, S., Ishikawa, M., Yokoyama, S., Kader, A., Aining, A., 2012. Interaction between Vitamin C and E on Oxidative Stress in Tissues and Blood of Red Sea Bream (Pagrus major). Aquac. Sci. 60, 119–126. https://doi.org/10.11233/aquaculturesci.60.119

Gatesoupe, F.J., 1999. The use of probiotics in aquaculture. Aquaculture 180, 147–165. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/S0044-8486(99)00187-8

Ghosh, S., Sinha, A., Sahu, C., 2008. Dietary probiotic supplementation on growth and health of live-bearing ornamental fishes. Aquac. Nutr. 14, 289–299. https://doi.org/10.1111/j.1365-2095.2007.00529.x

Gil, A., 2002. Modulation of the immune response mediated by dietary nucleotides. Eur. J. Clin. Nutr. 56, S1–S4. https://doi.org/10.1038/sj.ejcn.1601475

Gopalakannan, A., Arul, V., 2006. Immunomodulatory effects of dietary intake of chitin, chitosan and levamisole on the immune system of Cyprinus carpio and control of Aeromonas hydrophila infection in ponds. Aquaculture 255, 179–187. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2006.01.012

Hamre, K., Waagbø, R., Berge, R.K., Lie, Ø., 1997. Vitamin C and E interact in juvenile Atlantic salmon (Salmo salar, L.). Free Radic. Biol. Med. 22, 137–149.

Hamre, K., Yúfera, M., Rønnestad, I., Boglione, C., Conceição, L.E.C., Izquierdo, M., 2013. Fish larval nutrition and feed formulation: Knowledge gaps and bottlenecks for advances in larval rearing. Rev. Aquac. 5. https://doi.org/10.1111/j.1753-5131.2012.01086.x

Harikrishnan, R., Balasundaram, C., Heo, M.S., 2011. Impact of plant products on innate and adaptive immune system of cultured finfish and shellfish. Aquaculture 317, 1–15. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2011.03.039

Hossain, M.S., Koshio, S., Ishikawa, M., Yokoyama, S., Sony, N.M., Dawood, M.A.O., Kader, M.A., Bulbul, M., Fujieda, T., 2016. Efficacy of nucleotide related products on growth, blood chemistry, oxidative stress and growth factor gene expression of juvenile red sea bream, Pagrus major. Aquaculture 464, 8–16. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2016.06.004

Hsu, T.S., Shiau, S.Y., 1999. Influence of dietary ascorbate derivatives on tissue copper, iron and zinc concentrations in grass shrimp, Penaeus monodon. Aquaculture 179, 457–464. https://doi.org/10.1016/S0044-8486(99)00179-9

Huang, F., Wu, F., Zhang, S., Jiang, M., Liu, W., Tian, J., Yang, C., Wen, H., 2015. Dietary vitamin C requirement of juvenile Chinese sucker (Myxocyprinus asiaticus). Aquac. Res. 1–10. https://doi.org/10.1111/are.12858

Ibrahem, M.D., Fathi, M., Mesalhy, S., Abd El-Aty, A.M., 2010. Effect of dietary supplementation of inulin and vitamin C on the growth, hematology, innate immunity, and resistance of Nile tilapia (Oreochromis niloticus). Fish Shellfish Immunol. 29, 241–246. https://doi.org/10.1016/j.fsi.2010.03.004

Irianto, A., Austin, B., 2003. Use of dead probiotic cells to control furunculosis in rainbow trout, Oncorhynchus mykiss (Walbaum). J. Fish Dis. 26, 59–62. https://doi.org/10.1046/j.1365-2761.2003.00414.x

Khalid, S., Abbas, M., Saeed, F., Bader-Ul-Ain, H., Ansar Rasul Suleria, H., 2018. Therapeutic Potential of Seaweed Bioactive Compounds. Seaweed Biomater. https://doi.org/10.5772/intechopen.74060

Khuyen, T.D., Mandiki, S.N.M., Cornet, V., Douxfils, J., Betoulle, S., Bossier, P., Reyes-López, F.E., Tort, L., Kestemont, P., 2017. Physiological and immune response of juvenile rainbow trout to dietary bovine lactoferrin. Fish Shellfish Immunol. 71, 359–371. https://doi.org/10.1016/j.fsi.2017.10.027

Lee, K.-J., Dabrowski, K., 2003.  Interaction between vitamins C and E affects their tissue concentrations, growth, lipid oxidation, and deficiency symptoms in yellow perch ( Perca flavescens ) . Br. J. Nutr. 89, 589–596. https://doi.org/10.1079/bjn2003819

Li, P., Burr, G.S., Gatlin, D.M., Hume, M.E., Patnaik, S., Castille, F.L., Lawrence, A.L., 2007. Dietary supplementation of short-chain fructooligosaccharides influences gastrointestinal microbiota composition and immunity characteristics of pacific white shrimp, Litopenaeus vannamei, cultured in a recirculating system. J. Nutr. 137, 2763–2768. https://doi.org/10.1093/jn/137.12.2763

Li, P., Gatlin, D.M., 2006. Nucleotide nutrition in fish: Current knowledge and future applications. Aquaculture 251, 141–152. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2005.01.009

Li, P., Gatlin, D.M., 2005. Evaluation of the prebiotic GroBiotic®-A and brewers yeast as dietary supplements for sub-adult hybrid striped bass (Morone chrysops x M. saxatilis) challenged in situ with Mycobacterium marinum. Aquaculture 248, 197–205. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2005.03.005

Li, P., Gatlin, D.M., 2004. Dietary brewers yeast and the prebiotic GrobioticTM AE influence growth performance, immune responses and resistance of hybrid striped bass (Morone chrysops x M. saxatilis) to Streptococcus iniae infection. Aquaculture 231, 445–456. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2003.08.021

Liang, X.P., Li, Y., Hou, Y.M., Qiu, H., Zhou, Q.C., 2015. Effect of dietary vitamin C on the growth performance, antioxidant ability and innate immunity of juvenile yellow catfish (Pelteobagrus fulvidraco Richardson). Aquac. Res. 1–12. https://doi.org/10.1111/are.12869

López, A., Rico, M., Rivero, A., Suárez de Tangil, M., 2011. The effects of solvents on the phenolic contents and antioxidant activity of Stypocaulon scoparium algae extracts. Food Chem. 125, 1104–1109. https://doi.org/10.1016/j.foodchem.2010.09.101

Mastan, S.A., 2015. Use of immunostimulants in aquaculture disease management. Int. J. Fish. Aquat. Stud. 2, 277–280.

Merchie, G., Lavens, P., Radull, J., Nelis, H., De Leenheer, A., Sorgeloos, P., 1995. Evaluation of vitamin C-enriched Artemia nauplii for larvae of the giant freshwater prawn. Aquac. Int. 3, 355–363. https://doi.org/10.1007/BF00121623

Mo, W.Y., Cheng, Z., Choi, W.M., Lun, C.H.I., Man, Y.B., Wong, J.T.F., Chen, X.W., Lau, S.C.K., Wong, M.H., 2015. Use of food waste as fish feeds: effects of prebiotic fibers (inulin and mannanoligosaccharide) on growth and non-specific immunity of grass carp (Ctenopharyngodon idella). Environ. Sci. Pollut. Res. 22, 17663–17671. https://doi.org/10.1007/s11356-015-4971-z

Montero, D., Marrero, M., Izquierdo, M.S., Robaina, L., Vergara, J.M., Tort, L., 1999. Effect of vitamin E and C dietary supplementation on some immune parameters of gilthead seabream (Sparus aurata) juveniles subjected to crowding stress. Aquaculture 171, 269–278. https://doi.org/10.1016/S0044-8486(98)00387-1

Mousavi, E., Mohammadiazarm, H., Mousavi, S.M., Ghatrami, E.., 2016. Effects of inulin, savory and powder in diet of juveniles carp Cyprinus carpio (Linnaeus 1758) on gut micro flora, immun response and blood biochemical parameters. Turkish J. Fish. Aquat. Sci. 16, 831–838. https://doi.org/10.4194/1303-2712-v16

Mussatto, S.I., Mancilha, I.M., 2007. Non-digestible oligosaccharides: A review. Carbohydr. Polym. 68, 587–597. https://doi.org/10.1016/j.carbpol.2006.12.011

Mustafa, A., Hayat, S.A., Quarrar, P., 2013. Stress Modulated Physiological Responses in Nile Tilapia, Oreochromisniloticus, Treated with Non-Ascorbic Acid Supplemented Feed. Adv. Zool. Bot. 1, 39–45. https://doi.org/10.13189/azb.2013.010204

Nguyen, T.H., Le, H.D., Kim, T.N.T., The, H.P., Nguyen, T.M., Cornet, V., Lambert, J., Kestemont, P., 2020a. Anti–inflammatory and antioxidant properties of the ethanol extract of Clerodendrum cyrtophyllum turcz in copper sulfate‐induced inflammation in zebrafish. Antioxidants 9, 1–20. https://doi.org/10.3390/antiox9030192

Nguyen, T.H., Nachtergael, A., Nguyen, T.M., Cornet, V., Duez, P., Muller, M., Ly Huong, D.T., Kestemont, P., 2020b. Anti-inflammatory properties of the ethanol extract from Clerodendrum cyrtophyllum Turcz based on in vitro and in vivo studies. J. Ethnopharmacol. 254, 112739. https://doi.org/10.1016/j.jep.2020.112739

Nguyen, T.M., Mandiki, S.N.M., Gense, C., Tran, T.N.T., Nguyen, T.H., Kestemont, P., 2019a. A combined in vivo and in vitro approach to evaluate the influence of linseed oil or sesame oil and their combination on innate immune competence and eicosanoid metabolism processes in common carp (Cyprinus carpio). Dev. Comp. Immunol. 102, 103448. https://doi.org/10.1016/j.dci.2019.103488

Nguyen, T.M., Mandiki, S.N.M., Tran, T.N.T., Larondelle, Y., Mellery, J., Mignolet, E., Cornet, V., Flamion, E., Kestemont, P., 2019b. Growth performance and immune status in common carp Cyprinus carpio as a ff ected by plant oil-based diets complemented with β -glucan. Fish Shellfish Immunol. 92, 288–299. https://doi.org/10.1016/j.fsi.2019.06.011

Nguyen, H. V, Caruso, D., Lebrun, M., Nguyen, N.T., Trinh, T.T., Meile, J., 2016. Antibacterial activity of Litsea cubeba ( Lauraceae , May Chang ) and its effects on the biological response of common carp Cyprinus carpio challenged with Aeromonas hydrophila. J. Appl. Microbiol. 341–351. https://doi.org/10.1111/jam.13160

Nhu, T.Q., Bich Hang, B.T., Bach, L.T., Buu Hue, B.T., Quetin-Leclercq, J., Scippo, M.L., Phuong, N.T., Kestemont, P., 2019a. Plant extract-based diets differently modulate immune responses and resistance to bacterial infection in striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus). Fish Shellfish Immunol. 92, 913–924. https://doi.org/10.1016/j.fsi.2019.07.025

Nhu, T.Q., Bich Hang, B.T., Vinikas, A., Bach, L.T., Buu Hue, B.T., Thanh Huong, D.T., Quetin-Leclercq, J., Scippo, M.L., Phuong, N.T., Kestemont, P., 2019b. Screening of immuno-modulatory potential of different herbal plant extracts using striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus) leukocyte-based in vitro tests. Fish Shellfish Immunol. 93, 296–307. https://doi.org/10.1016/j.fsi.2019.07.064

Pirarat, N., Kobayashi, T., Katagiri, T., Maita, M., Endo, M., 2006. Protective effects and mechanisms of a probiotic bacterium Lactobacillus rhamnosus against experimental Edwardsiella tarda infection in tilapia (Oreochromis niloticus). Vet. Immunol. Immunopathol. 113, 339–347. https://doi.org/10.1016/j.vetimm.2006.06.003

Plaza, M., Cifuentes, A., Ibáñez, E., 2008. In the search of new functional food ingredients from algae. Trends Food Sci. Technol. 19, 31–39. https://doi.org/10.1016/j.tifs.2007.07.012

Ramadan, A., Afifi, N.A., Moustafa, M.M., Samy, A.M., 1994. The effect of ascogen on the immune response of tilapia fish to Aeromonas hydrophyla vaccine. Fish Shellfish Immunol. 4, 159–165.

Ravi, A. V., Musthafa, K.S., Jegathammbal, G., Kathiresan, K., Pandian, S.K., 2007. Screening and evaluation of probiotics as a biocontrol agent against pathogenic Vibrios in marine aquaculture. Lett. Appl. Microbiol. 45, 219–223. https://doi.org/10.1111/j.1472-765X.2007.02180.x

Ren, T., Koshio, S., Teshima, S.I., Ishikawa, M., Alam, M.S., Panganiban, A., Moe, Y.Y., Kojima, T., Tokumitsu, H., 2005. Optimum dietary level of L-ascorbic acid for Japanese eel, Anguilla japonica. J. World Aquac. Soc. 36, 437–443. https://doi.org/10.1111/j.1749-7345.2005.tb00391.x

Ringø, E., Erik Olsen, R., Gonzalez Vecino, J.L., Wadsworth, S., 2012. Use of Immunostimulants and Nucleotides in Aquaculture: A Review. J. Mar. Sci. Res. Dev. 02. https://doi.org/10.4172/2155-9910.1000104

Ringø, E., Olsen, R.E., Gifstad, T., Dalmo, R.A., Amlund, H., Hemre, G.I., Bakke, A.M., 2010. Prebiotics in aquaculture: A review. Aquac. Nutr. 16, 117–136. https://doi.org/10.1111/j.1365-2095.2009.00731.x

Roberfroid, M., 1993. Dietary Fiber, Inulin, and Oligofructose: A Review Comparing their Physiological Effects. Crit. Rev. Food Sci. Nutr. 33, 103–148. https://doi.org/10.1080/10408399309527616

Robertson, P.A.W., O’Dowd, C., Burrells, C., Williams, P., Austin, B., 2000. Use of Carnobacterium sp. as a probiotic for Atlantic salmon (Salmo salar L.) and rainbow trout (Oncorhynchus mykiss, Walbaum). Aquaculture 185, 235–243. https://doi.org/10.1016/S0044-8486(99)00349-X

Rodríguez, I., Chamorro, R., Novoa, B., Figueras, A., 2009. β-Glucan administration enhances disease resistance and some innate immune responses in zebrafish (Danio rerio). Fish Shellfish Immunol. 27, 369–373. https://doi.org/10.1016/j.fsi.2009.02.007

Roosta, Z., Hajimoradloo, A., Ghorbani, R., Hoseinifar, S.H., 2014. The effects of dietary vitamin C on mucosal immune responses and growth performance in Caspian roach (Rutilus rutilus caspicus) fry. Fish Physiol. Biochem. 40, 1601–1607. https://doi.org/10.1007/s10695-014-9951-6

Sakai, M., Taniguchi, K., Mamoto, K., Ogawa, H., Tabata, M., 2001. Immunostimulant effects of nucleotide isolated from yeast RNA on carp, Cyprinus carpio L. J. Fish Dis. 24, 433–438. https://doi.org/10.1046/j.1365-2761.2001.00314.x

Selvaraj, V., Sampath, K., Sekar, V., 2009. Administration of lipopolysaccharide increases speci fi c and non-speci fi c immune parameters and survival in carp ( Cyprinus carpio ) infected with Aeromonas hydrophila. Aquaculture 286, 176–183. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2008.09.017

Shahkar, E., Yun, H., Kim, D.J., Kim, S.K., Lee, B.I., Bai, S.C., 2015. Effects of dietary vitamin C levels on tissue ascorbic acid concentration, hematology, non-specific immune response and gonad histology in broodstock Japanese eel, Anguilla japonica. Aquaculture 438, 115–121. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2015.01.001

Sharma, A., Deo, A.D., Tandel Riteshkumar, S., Chanu, T.I., Das, A., 2010. Effect of Withania somnifera (L. Dunal) root as a feed additive on immunological parameters and disease resistance to Aeromonas hydrophila in Labeo rohita (Hamilton) fingerlings. Fish Shellfish Immunol. 29, 508–512. https://doi.org/10.1016/j.fsi.2010.05.005

Siwicki, A.K., Anderson, D.P., Rumsey, G.L., 1994. Dietary intake of immunostimulants by rainbow trout affects non-specific immunity and protection against furunculosis. Vet. Immunol. Immunopathol. 41, 125–139. https://doi.org/10.1016/0165-2427(94)90062-0

Song, J.W., Lim, S.J., Lee, K.J., 2012. Effects of dietary supplementation of inosine monophosphate on growth performance, innate immunity and disease resistance of olive flounder (Paralichthys olivaceus). Fish Shellfish Immunol. 33, 1050–1054. https://doi.org/10.1016/j.fsi.2012.07.011

Song, S.K., Beck, B.R., Kim, D., Park, J., Kim, J., Kim, H.D., Ringø, E., 2014. Prebiotics as immunostimulants in aquaculture: A review. Fish Shellfish Immunol. 40, 40–48. https://doi.org/10.1016/j.fsi.2014.06.016

Tahmasebi-Kohyani, A., Keyvanshokooh, S., Nematollahi, A., Mahmoudi, N., Pasha-Zanoosi, H., 2011. Dietary administration of nucleotides to enhance growth, humoral immune responses, and disease resistance of the rainbow trout (Oncorhynchus mykiss) fingerlings. Fish Shellfish Immunol. 30, 189–193. https://doi.org/10.1016/j.fsi.2010.10.005

Torrecillas, S., Makol, A., Caballero, M.J., Montero, D., Robaina, L., Real, F., Sweetman, J., Tort, L., Izquierdo, M.S., 2007. Immune stimulation and improved infection resistance in European sea bass (Dicentrarchus labrax) fed mannan oligosaccharides. Fish Shellfish Immunol. 23, 969–981. https://doi.org/10.1016/j.fsi.2007.03.007

Van Hai, N., 2015. The use of medicinal plants as immunostimulants in aquaculture: A review. Aquaculture 446, 88–96. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2015.03.014

Verschuere, L., Rombaut, G., Sorgeloos, P., Verstraete, W., 2000. Probiotic Bacteria as Biological Control Agents in Aquaculture. Microbiol. Mol. Biol. Rev. 64, 655–671. https://doi.org/10.1128/mmbr.64.4.655-671.2000

Vijayan, K.K., Bright Singh, I.S., Jayaprakash, N.S., Alavandi, S. V., Somnath Pai, S., Preetha, R., Rajan, J.J.S., Santiago, T.C., 2006. A brackishwater isolate of Pseudomonas PS-102, a potential antagonistic bacterium against pathogenic vibrios in penaeid and non-penaeid rearing systems. Aquaculture 251, 192–200. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2005.10.010

Vine, N.G., Leukes, W.D., Kaiser, H., 2004. In vitro growth characteristics of five candidate aquaculture probiotics and two fish pathogens grown in fish intestinal mucus. FEMS Microbiol. Lett. 231, 145–152. https://doi.org/10.1016/S0378-1097(03)00954-6