TỐNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ THỰC TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở VIÊT NAM

Ở Việt Nam do việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản một cách ồ ạt, việc áp dụng quy trình kỹ thuật không đúng, bệnh dịch xảy ra tràn lan dẫn đến việc sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản ngày càng phổ biến trong việc phòng và điều trị bệnh, đặc biệt là bệnh do tác nhân vi khuẩn. Đồng thời, việc sản xuất, sử dụng các loại thuốc và hoá chất chưa được chặt chẽ điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững trong nuôi trồng thuỷ sản.

Theo Bùi Quang Tề và cs (2002), ở Việt Nam có tới 46 loại kháng sinh được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản trong đó kháng sinh được sử dụng nhiều trong nuôi và sản xuất tôm. Chỉ tính riêng các trại sản xuất tôm giống ở Khánh Hoà đã sử dụng 44 loại kháng sinh trong đó có 5 loại kháng sinh dùng đề chữa bệnh cho người (Steptomycin, Chloramphenicol, Rifampicin, Furazonidon, Erythromycin) và 6 loại kháng sinh sử dụng cho gia súc và gia cầm (Metro, ZP – 45, AU – 5, AC, VS – 100, A – 70) (Mai Văn Tài, 2004).

Phan Thị Vân và cs (2003) điều tra ở 2 tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng thì phát hiện ra 5 loại kháng sinh bị cấm sử dụng vẫn được dùng phòng trị bệnh cho cá, tôm nuôi là: Clocyte, ND Gentosine, Panamin, Oxytetracyclin và Rifampicin.

Năm 2004, theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng sử dụng các loại hoá chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sản tại khu vực nuôi Quảng Ninh và Hải Phòng, 10 loại thuốc được dùng để phòng trị bệnh trong suốt quá trình nuôi: Oxytetracyclin, Chloramphenicol, Rifampicin, Ampicilin, Clocyte, ND Gentosine, Panamin, Penicilin, Ripampicin và Tetracylin. Ngoài ra còn sử dụng rất nhiều thuốc không rõ nhãn mác được nhập lậu từ Trung Quốc (Phan Thị Vân và cs, 2004)

Việc sử dụng bừa bãi các loại thuốc, hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản trong việc phòng trị bệnh của người nuôi đã đặt ra câu hỏi cho các nhà nghiên cứu và các nhà chức trách phải làm sao để ngăn chặn kịp thời việc sử dụng các loại thuốc cấm.

Ngày 24/2/2005 Quyết định của Bộ trưởng bộ Thuỷ sản về việc ban hành danh mục hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất và kinh doanh thuỷ sản. Tuy nhiên, do quy định ngày càng chặt chẽ của thị trường xuất khẩu về hoá chất kháng sinh dùng trong nuôi trồng thuỷ sản và việc gia tăng sản xuất, kinh doanh và lạm dụng hoá chất kháng sinh đã và đang gây mất an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và khó khăn cho thị trường xuất khẩu thuỷ sản. Vì vậy, ngày 18/08/2005 Bộ Thuỷ sản quyết định về việc bổ sung danh mục kháng sinh nhóm Fluorquinolones cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ.

Ngày 01/06/2016 Bộ Nông nghiệp và PTNT ra Thông tư thay thế các Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/2/2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc ban hành Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản; Quyết định 26/2005/QĐ-BTS ngày 18/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc bổ sung Danh mục kháng sinh nhóm Fluoroquinolones cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản XK vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ; Quyết định số 41/2008/QĐ-BNN ngày 05/3/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành hạn chế sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam năm 2008. Theo Thông tư này danh mục đã tăng lên 24 loại hoá chất, kháng sinh áp dụng đối với động vật thuỷ sản và 16 loại áp dụng với nhóm động vật trên cạn.

Bảng 2.2 Danh mục Hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động vật thủy sản.

TT

Tên hoá chất, kháng sinh

Đối tượng áp dụng

1

Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng

 

Thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản trong NTTS, sơ chế, chế biến động vật thuỷ sản, sản phẩm động vật thuỷ sản.

2

Chloramphenicol

3

Chloroform

4

Chlorpromazine

5

Colchicine

6

Dapsone

7

Dimetridazole

8

Metronidazole

9

Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone)

10

Ronidazole

11

Green Malachite (Xanh Malachite)

12

Ipronidazole

13

Các Nitroimidazole khác

14

Clenbuterol

15

Diethylstilbestrol (DES)

16

Glycopeptides

17

Trichlorfon (Dipterex)

18

Gentian Violet (Crystal violet)

19

Trifluralin

20

Cypermethrin

21

Deltamethrin

22

Enrofloxacin

23

Ciprofloxacin

24

Nhóm Fluoroquinolones

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT – BNNPTNT ngày 01/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

2. Thực trạng kháng thuốc

Việc sử dụng thường xuyên và liên tục kháng sinh trong NTTS với mục đích phòng trị bệnh và bổ sung vào trong thức ăn với liều lượng thấp như là chất kích thích tăng trưởng đã tạo ra áp lực chọn lọc và dẫn đến hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn (Kerry  et al., 1995;  Marshall and Levy, 2011). Cho đến nay, trên thế giới có nhiều báo cáo về vi khuẩn kháng thuốc trên các loài ĐVTS như cá nheo Mỹ (Waltman and Shotts, 1986; Stock and Wiedemann, 2001), trên các loài cá  vây (fin fish) (Starliper  et al., 1993; Son  et al., 1997; Ho et al., 2000; Schmidt  et al., 2000; Mirand and Zemelman; 2002; Michel  et al.,  2003; Hatha et al., 2005; Akinbowale  et al., 2006, 2007), lươn (Alcaide  et al., 2005), động vật có vỏ (shellfish) (Ho  et al., 2000) và thậm chí là trong các môi  trường  nuôi  thủy  sản  (Petersen  et  al.,  2000;  Tendencia  and  de  la  Pena, 2001; Chelossi et al., 2003; Kim et al., 2004). Ở Việt Nam, nhiều báo cáo cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn kháng thuốc trong các hệ thống nuôi thủy sản như  E. coli,  Pseudomanas  spp. và  Aeromonas  spp. và các loài vi khuẩn khác (Đặng Thị Hoàng Oanh  và ctv., 2005; Sarter  et al., 2007; Nguyen et al.,  2012; Trần Thị Mỹ Hân, 2013).

Hiện nay, đã xác định được vi khuẩn có hơn 890 loại enzym kháng kháng sinh, nhiều hơn số lượng các loại kháng sinh đã được sản xuất và phần lớn các gen mã hóa các enzym này nằm trên các plasmid có thể truyền dễ dàng trong quần thể vi khuẩn cùng và khác loài (Robert, 2010). Sự lây nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh làm cho điều trị bệnh nhiễm khuẩn kém hiệu quả hoặc thất bại, tác động không tốt tới lâm sàng và thậm chí dẫn tới tử vong. Mức độ kháng kháng sinh tại Việt Nam chưa xác định được chính xác, nhưng qua việc thực hiện giám sát kháng kháng sinh cho thấy Việt Nam có mức độ kháng kháng sinh cao và ngày một gia tăng (Nguyễn, K, 2013).  Ở Việt Nam, thuốc kháng sinh Chloramphenicol hiện đang bị nghiêm cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản vì nó có độc tính mạnh và là nguyên nhân gây ra hiện tượng thoái hoá tuỷ xương (Mofi, 2004, Dowling, 2006). Tuy nhiên dẫn xuất Florinated của kháng sinh này được thay thế là Florphenicol và nhanh chóng được phổ biến trong một số ngành chăn nuôi công nghiệp làm thực phẩm bao gồm ngành NTTS (Dowling, 2006, Michel et al, 2003). Theo nghiên cứu của Ho et al, 2000 xác định tính nhạy của Flophenicol đã giảm trên các chủng vi khuẩn Edwardsiella tarda, Aeromonas hydrophyla, Pseudomonas fluorescens, Vibrio cholerae, Salmonella spp. Phân lập ra được trên các loài thuỷ sản ở Đài Loan. Hiện tượng kháng thuốc càng trở nên nghiêm trọng hơn, khi trong môi trường nuôi thủy sản sự kháng thuốc hình thành gián tiếp thông qua thể R-plasmid (R-plasmid-mediated-resistance). Các R Plasmid có thể làm trung gian cho sự kháng một hay nhiều loại thuốc kháng sinh thông qua các gen mã hoá theo cơ chế bất hoạt hoá một hay nhiều loại kháng sinh (Aoki, 1988). Điển hình, một số nhà nghiên cứu trước đây đã phát hiện trên một số vi khuẩn gây bệnh trên cá chứa plasmid kháng thuốc kháng sinh chloramphenicol, trimethoprim, sulphonamides và tetracyclines (Mcphearson et al., 1991). Ngoài ra, một số tác giả khác đã xác định sự trao đổi plasmid kháng thuốc đến 5 loại kháng sinh trên các vi khuẩn gây bệnh cá ở cả môi trường nước biển và nước ngọt như: Vibrio anguillarumV. salmonicida,  Aeromomas Salmonicida,  A. hydrophila, Edwasdsiella tarda và Yesinia ruckeni (Aoki và Takahashi, 1987; DePaola 1988, 1995). Do đó, việc dùng thuốc kháng sinh này trong thủy sản cần hết sức thận trọng và cần được kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan có thẩm quyền về thuốc và thực phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bùi Quang Tề (2002). Nghiên cứu lựa chọn bước đầu các chất thay thế một số hoá chất và kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, Bắc Ninh.

Châu,  T.Tr.  và  cộng  sự,  2007.  Kháng  kháng sinh của serovar  Salmonella entericaStyphi ở  Châu Á và chế phân tử giảm nhạy cảm với fluoroquinolones, tạp chí kháng sinh. chương 51, 4315-23.

Đặng Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Phương, Temdoung Somsiri, S. Chinabut, F. Yussoff, M. Shariff, K. Bartie, G. Huys, M. Giacomini, S. Berton, J. Swings and A. Teale, 2005. Xác định tính kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn phân lập từ các hệ thống nuôi thủy sản ở Đồng  bằng  sông  Cửu  Long,  Việt  Nam.  Tạp chí  Nghiên cứu  Khoa  học  Trường  Đại học Cần Thơ, 4: 136-144.

Phan Thị Vân, Nguyễn Thị Hà, Phạm Văn Khang, Trương Thị Mỹ Hạnh (2003). Nghiên cứu tác nhân gây bệnh phổ biến đối với cá Mú, cá Giò nuôi và đề xuất các giải pháp phòng và trị bệnh. Báo cáo định kỳ hàng năm. Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I, Bắc Ninh.

Phan Thị Vân, Nguyễn Thị Hà, Phạm Văn Khang, Trương Thị Mỹ Hạnh (2004). Nghiên cứu tác nhân gây bệnh phổ biến đối với cá Mú, cá Giò nuôi và đề xuất các giải pháp phòng và trị bệnh. Báo cáo định kỳ hàng năm. Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I, Bắc Ninh.

Trần Thị Mỹ Hân, 2013. Xác định một số mầm bệnh vi  khuẩn gây bệnh trên cá thát lát còm (Chitala Chitala  Hamilton, 1822). Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Nuôi trồng Thủy sản. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

Aoki T. (1988). Drug resistance plasmids from fish pathogens. Microbiol. Sci. 5:219-223.

Aoki, T., & A.Takahashi. (1987). Class D tetracycline resistance determinants of R plasmids from the fish pathogens Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda, and Pasteurella piscicida. Antimicrob. Agents and Chemother. 31: 1278-1280.

Dowling, P.M. 2006. Chloramphenicol, thiamphenicol and florfenicol. In: S. Giguère, J. F. Prescott, D. Baggot, R D. Walker and P.M. Dowling (ed.), Antimicrobial Therapy in Veterinary Medicine. Blackwell Publishing Ltd, Oxford, pp. 241-248.

DePaola, A., J. T. Peeler and G.E. Rodrick. 1995. Effect of oxytetracycline –medicated feed on antibiotic resistance of gram-negative bacteria in catfish ponds. Appl. Environ. Microbiol. 61:2335-2340.

DePaola, A., P.A. Flynn, R.M. McPhearson, and S.W. Levy. 1988. Phenotypic and genotypic characterization of tetracycline-and oxytetracycline-resistant Aeromonas hydrophila from cultured channel catfish (Ictalurus punctatus) and their environments. Appl. Environ. Microbiol. 54:1861–1863.

Kerry, J., M. Hiney, R. Coyne, S. Nicgabhainn, D. Gilroy, D. Cazabon, P. and Smith, 1995. Fish feed  as  a  source  of  oxytetracycline-resistant  bacteria  in  the  sediments  under  fish  farms. Aquaculture, 131: 101-113.

Waltman,  W.D.  and  E.B.  Shotts,  1986.  Antimicrobial  susceptibility  of  Edwardsiella  ictaluri. Jounal of Wildlife Diseases, 22: 173-177.

Son  R.,  G.  Rusul  ,  A.M.  Sahilah,  A.  Zainuri,  A.R.  Raha  and  I.  Salmah,  1997.  Antibiotic resistance  and  plasmid  profile  of  Aeromonas  hydrophila  isolates  from  cultured  fish, Telapia (Telapia mossambica). Letters in Applied Microbiology, 24: 479-482.

Stock, I. and B. Wiedemann, 2001.  Natural antibiotic susceptibilities of  Edwardsiella tarda,  E. ictaluri and E. Hoshinae. Antimicrobial agents and Chemotherapy, 45: 2245-2255.

Starliper,  C.E.,  R.K.  Cooper,  E.B.  Shotts  and  P.W.  Taylor,  1993.  Plasmid-mediated  romet resistance of Edwardsiella ictaluri. Journal of Aquatic Animal Health, 5: 1-8